Chú thích Vũ_Huy_Tấn

  1. Tên này được ghi theo sách Danh thi hợp tuyển của Trần Công Hiến biên tập và in năm Gia Long thứ 13 (1814). Theo sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, tên ông được chép là 武輝瑨.
  2. Năm sinh Vũ Huy Tấn, chép theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 956) và Văn học thế kỷ XVIII (tr. 887). Từ điển văn học (bộ mới) ghi năm 1740, rất có thể là lỗi do in ấn.
  3. Chép theo PGS. Nguyễn Thạch Giang, Văn học thế kỷ 18 (tr. 887). Sách Đại Thanh lịch triều thực lục, phần "Cao Tông Thuần hoàng đế thực lục" (quyển 1335) cũng có chép việc này: "Mậu Thân tháng 7, năm Càn Long thứ 54 (1789) Chánh sứ nước Nam là Nguyễn Quang Hiển và Phó sứ Nguyễn Hữu Điều cùng bọn Vũ Huy Tấn vào chầu vua". Xem chi tiết tại đây:.
  4. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 956) và Từ điển văn học (bộ mới, tr. 2026).
  5. KHẢO SÁT THƠ VĂN XƯỚNG HỌA CỦA CÁC SỨ THẦN HAI NƯỚC VIỆT - HÀN THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
  6. Văn học thế kỷ 18, tr. 887.
  7. Theo GS. Nguyễn Lộc, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 2026.
  8. Phục Ba tức Mã Viện, một viên tướng nhà Hán đã từng dẫn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 42-43 trong lịch sử Việt Nam. Chưa biết cột đồng do Mã Viện sai dựng ở đâu, nhưng theo Vũ Huy Tấn thì nó đã nằm bên phần đất của Trung Quốc, bởi vùng đất Lưỡng Quảng (Quảng ĐôngQuảng Tây) đã bị nước này thôn tính (giải thích của Văn học thế kỷ XVIII, tr. 890).
  9. Ý nói đến Hai Bà Trưng.
  10. Vạc là cái đỉnh lớn (hay cái lư lớn) thường để trước cung vua hay chùa miếu. Vạc ở đây chỉ cơ nghiệp của một triều vua. Tên gian phu, không rõ tác giả muốn nói đến ai.
  11. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, núi Phân Mao ở về phía tây lộ Hải Đông khoảng 300 dặm, nơi đây có kim tiêu quen gọi là cột đồng Mã Viện. Theo Gia Khánh trùng tu nhất thống chí đời vua Gia Khánh nhà Minh, núi Phân Mao ở về phía tây Khâm Châu (Châu Khâm, trước thuộc Quảng Đông nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc), năm 1540, Mạc Đăng Dung cắt đất hiến cho nhà Minh nên từ đấy núi Phân Mao thuộc về đồ bản nhà Minh. Theo Đại Thanh nhất thống chí (tức bộ địa dư đời nhà Thanh), núi Phân Mao ở động Cổ Sâm, cách Khâm Châu khoảng 3 dặm về phía tây. Tương truyền trên đỉnh núi Phân Mao có thứ cỏ tranh, do ảnh hưởng của khí hậu và địa thế, ngọn cỏ tranh ngả theo hai hướng Bắc và Nam cho nên mới có tên gọi là núi Phân Mao nghĩa là núi có thứ cỏ chia ra làm hai hướng. Đại Việt sử ký toàn thư (Ngoại kỷ, Quyển 3) của Việt Nam cũng ghi rằng: "Trương-truyền cột đồng Đông Hán do Mã Viện dựng ở động Cổ Lâu thuộc Châu Khâm"...(Xem ở đây: )
  12. Xem phiên âm Hán-Việt trong Văn học thế kỷ XVIII, tr. 889-890.